Hệ Thống Kho vận INTERSERCO

Cảng nội địa ICD Mỹ Đình thuộc Công ty CP Giao nhận Kho vận INTERSERCO hoạt động theo Giấy phép số 3241/TCHQ/GSQL ngày 15 tháng 8 năm 2005 ....

Pháo hoa nghệ thuật

Những hình ảnh pháo hoa rực sáng trên bầu trời Mỹ Đình đêm 10-10-2010 (Nguồn internet)

Kỷ niệm 30 năm thành lập INTERSERCO

Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập INTERSERCO, Chủ tịch - Tổng giám đốc Phùng Tiến Toàn vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và lần thứ hai Công ty INTERSERCO được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc, đóng góp nhiều cho sự phát triển của xã hội.

Hoạt động đào tạo nhân lực xuất khẩu lao động

Công ty Cổ phần Cung ứng Nhân lực và Thương mại Quốc tế chuyên đào tạo và cung ứng nhân lực đi lao động xuất khẩu tại các quốc gia

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thursday, June 20, 2013

2.900 tỷ đồng xây dựng cảng quốc tế Vân Phong

Ngày 19/7, Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam để triển khai dự án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, có tổng vốn đầu tư trên 2.900 tỷ đồng.


Đây là dự án đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong. Dự án dự kiến được khởi công vào quý 1/2008 và hoàn thành vào cuối năm 2010.


Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong được xây dựng tại khu vực vũng Đầm Môn thuộc địa phận xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây sẽ xây dựng 2 bến đỗ cho tàu côngtenơ, trọng tải 6.000-9.000 TEU; hệ thống kho bãi chứa hàng đồng bộ.


Theo chính sách ưu đãi đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.


Doanh nghiệp cũng được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh.


Theo TTX

-------------------------------------------

Khu kinh tế Vân Phong là một khu kinh tế của Việt Nam ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khu này được thành lập vào năm 2006 với mục tiêu trở thành một hạt nhân tăng trưởng kinh tế, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ - du lịch của khu vực Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ và là một đầu mối giao lưu quốc tế, trung tâm du lịch quan trọng của Việt Nam.

Đây là một khu kinh tế tổng hợp lấy khu cảng trung chuyển container quốc tế làm chủ đạo. Có một khu phi thuế quan (thương mại tự do) và một khu thuế quan; giữa hai khu là tường rào ngăn cách. Khu phi thuế quan gồm: khu cảng trung chuyển container quốc tế, khu hậu cần cảng và khu trung tâm thương mại – tài chính. Còn khu thuế quan gồm khu cảng trung chuyển dầu, cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp, khu du lịch, khu công nghiệp, khu dân cư đô thị và khu hành chính.

Khu kinh tế Vân Phong rộng 1500 km² trong đó phần trên biển rộng tới 800 km². Phần trên đất liền bao trùm các xã Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng, thị trấn Vạn Giã thuộc huyện huyện Vạn Ninh.

Theo Wikipedia

Wednesday, June 19, 2013

Unilever khánh thành TT phân phối hàng hóa lớn và hiện đại nhất VN

Sáng ngay 11/5/2007 , tại KCN Việt Nam - Singapore (huyện Thuận An, Bình Dương), Cty Unilever VN đã tổ chức lễ khai trương và đưa vào hoạt động TT phân phối hàng hóa được xem là lớn và hiện đại nhất VN hiện nay với tổng diện tích kho bãi lên đến 100.000m2.

Sau một năm xây dựng, hiện trung tâm đã hoàn thiện phần xây dựng giai đoạn 1 trên diện tích 60.000m2 với tổng giá trị đầu tư 12 triệu USD. Trong đó diện tích nhà kho là 33.000m2 với sức chứa 20.000 tấn hàng hóa.
Trung tâm phân phối hàng hóa của Unilever Việt Nam tại Bình Dương được trang thiết bị, cách bố trí sắp xếp điều hành rất hiện đại và khoa học. Được vận hành bởi công ty kho vận Linfox của Úc (nổi tiếng về hệ thống quản lý kho vận, hậu cần) với hệ thống kiểm soát Warehouse Management System nên hầu hết các hoạt động trong kho đều được điều khiển và quản lý bằng vi tính vì vậy công suất xếp dỡ hàng hóa có thể đạt 2.000 tấn/ngày.
Hàng hóa sau khi được sản xuất tại nhà máy sẽ được tập kết về trung tâm này, tiếp đó sẽ được chuyển cho các đại lý của Unilever tại miền Trung (từ Nha Trang trở vào) và khu vực miền Nam, đồng thời là điểm trung chuyển hàng từ TP.HCM ra 2 trung tâm phân phối của Unilever tại Đà Nẵng và Hà Nội. Bên cạnh đó, trung tâm cũng là điểm xuất khẩu hàng đi 18 nước trên thế giới...

Unilever khanh thanh TT phan phoi hang hoa lon va hien dai nhat VN
Các xe cẩu chuyên dụng được thiết kế riêng cho trung tâm phân phối với chiều cao tầm với lên đến 11,5m



(Thanhnien)

1. Chiến lược phân phối của Unilever

Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối toàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo.

Các điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửa hàng của họ và tính bắt mắt sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân phối dàn xếp các khoản cho vay mua phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng.

Friday, June 7, 2013

Cho thuê kho bãi - nhà xưởng Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân

Cho thuê kho 200m gần Keangnam, Cầu Giấy

Hiện tôi đang có 2 kho cho thuê với diện tích mỗi kho là 200m. Kho mới dựng, đẹp, cao 5m, có wc, điện 3 pha, xe cộ ra vào thuận tiện. Rất thích hợp làm kho hoặc xưởng sản xuất. Giá thuê thỏa thuận. 

Liên hệ Mr. 0982388484 để được thuê sớm nhất

Cho thuê kho khu vực đường Trần Thái Tông, Cầu giấy, Hà Nội

Cho thuê kho khu vực đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.

Kho diện tích 212.4m2 (12,42 x 17,1), kho được xây gạch kiên cố và thiết kế 2 lớp chống nóng rất phu hợp để làm kho chứa hàng (hiện tại đang là kho chứa dược phẩm). Sạch sẽ, điện, nước, vệ sinh đầy đủ, xe container ra vào thoải mái, an ninh tốt. cho thuê dài hạn, giá thuê thỏa thuận . 

Liên hệ: Mr 09823 88 484

“Xử xe quá tải ngay đi, đừng nại khó nữa”

Đó là chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TP.HCM sau khi nghe các lực lượng chức năng “than khó, kể khổ”.


“Vấn nạn xe chở quá tải, quá khổ không phải là mới đối với TP. Gần đây, các loại xe này là thủ phạm chính của nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây bất an ở nhiều tuyến phố, khu dân cư… nhưng việc phòng, chống chưa hiệu quả. Điều đó khiến người dân rất bức xúc” - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín nhấn mạnh tại cuộc họp triển khai công tác đảm bảo ATGT bảy tháng cuối năm của TP, sáng 4-6.

Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67 - Công an TP), xác nhận việc kiểm soát, xử lý các loại xe trên chưa hiệu quả. Lý do là vì TP có tới hơn 3.600 tuyến đường nên lực lượng CSGT thuộc PC67 và các quận, huyện kiểm tra không xuể.

Theo Thượng tá Trà, tới đây các lực lượng CSGT tiếp tục chọn những tuyến đường Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh… để kiểm soát xe quá tải. Muốn thực hiện kế hoạch này, TP cần sớm trang bị loại cân cơ động phù hợp. Nghe đến đây, ông Tín cắt ngang: “Anh đừng đề xuất mua cân nữa. Trước đây PC67 và Công an TP từng đề nghị và UBND TP đã chấp thuận cho trang bị từ năm trước rồi!”.


Những xe chở quá tải như thế này hằng ngày vẫn ngang nhiên lưu thông trên nhiều tuyến đường. Ảnh: LĐ

Thượng tá Trà nêu thêm khó khăn khác là các cảng, kho bãi thiếu phối hợp với CSGT, thanh tra GTVT để kiểm soát tải trọng xe ngay từ trong cổng cảng. Một lần nữa, ông Tín khẳng định nhiều năm qua TP đã chỉ đạo CSGT, thanh tra GTVT xử lý xe quá tải ngay trước cổng các cảng, kho bãi nhưng hai lực lượng này vẫn không làm.

“Giám đốc cảng nào, chủ kho bãi nào không hợp tác, các anh (PC67, Công an TP, thanh tra GTVT) cứ nêu tên cụ thể. UBND TP sẽ ra ngay văn bản yêu cầu họ “mở cửa” cho các anh vào làm ngay từ trong cảng. Sao nhiều xe đi chệch làn đường một tí thì các anh phạt ngay, còn xe quá tải chạy nghênh ngang phá nát hết cầu, đường thì các anh “nại” ra đủ thứ khó khăn để nói không xử được?” - ông Tín đặt vấn đề.

Cũng theo ông Tín, không thể vì hoạt động kinh tế của các cảng, kho bãi mà nương tay với xe quá khổ, quá tải. “Các giải pháp chống xe quá khổ, quá tải đã được đưa ra từ lâu rồi, vấn đề là CSGT, thanh tra GTVT có làm tốt, làm nghiêm hay không! Các anh đừng nại khó khăn này khác nữa mà hãy làm quyết liệt ngay tại cổng các cảng, kho bãi, ngay từ các tuyến đường cửa ngõ TP đi!” - ông Tín kết luận.

L.ĐỨC - H.TUYÊN

Ngày 10/6, thu hồi xong toàn bộ khoang gầm cầu đường Vành đai 3

KTĐT - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc giải tỏa các bãi trông giữ xe, kho bãi tại các gầm cầu, Sở GTVT đã có công văn yêu cầu các đơn vị tự giải tỏa và bàn giao mặt bằng.

thu hồi kho bãi


Tính đến ngày 31/5, các tổ chức, cá nhân đã bàn giao 90/193 khoang gầm cầu đường Vành đai 3, hiện còn 70 khoang đang được thu dọn để bàn giao, dự kiến xong trước ngày 6/6. Đối với các khoang gầm cầu còn lại và 4 điểm đầu vòng xuyến, hiện các tổ chức, cá nhân cam kết sẽ thu dọn và bàn giao mặt bằng trước ngày 10/6. Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT khẳng định, sau thời điểm 10/6, nếu các đơn vị, cá nhân không bàn giao mặt bằng gầm cầu, Sở GTVT sẽ phối hợp với Công an TP tổ chức cưỡng chế thu hồi mặt bằng và rào gầm cầu để quản lý.


Ngọc Anh

Monday, June 3, 2013

Giấc mơ kỳ lạ của những người được thay tim

Sau khi thay tim, anh Nam (50 tuổi) hay mơ về chuyện chăn gối - điều người đàn ông này không còn nghĩ tới trước đó vì sức khỏe yếu. Với Lê Quốc Việt (25 tuổi), nhu cầu tình dục tăng cao bất thường từ khi có tim mới.


Cả nước Việt Nam trong suốt lịch sử mấy nghìn năm mới có khoảng chục người bệnh được thay tim mới. Bất hạnh tột độ vì bệnh tật, họ đã phải ký vào văn bản cam kết “năm ăn năm thua” giữa đôi bờ sinh - tử để các bác sĩ mở lồng ngực mình, tháo bỏ quả tim máu thịt cha sinh mẹ dưỡng đem đi… chôn, rồi thay quả tim đang phập phồng đập của một người bất hạnh “chết não” khác vào vị trí còn trống đó.
Anh Nam.
Ca ghép tim đầu tiên ở Việt Nam diễn ra vào ngày 17/6/2010, tại Bệnh viện 103, Hà Nội. Người “sống bằng trái tim “khác” mà lịch sử ghép tạng nước nhà không thể nào không ghi tên, đó là anh Bùi Văn Nam, 48 tuổi, người xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tính đến nay, Việt Nam đã có 3 bệnh viện làm chủ được công nghệ “thay tim” là BV 103, BV Việt - Đức (Hà Nội) và BV Đa khoa Trung ương Huế.

Những giấc mơ “trai gái” không cưỡng nổi

Câu hỏi đặt ra với tôi là: Trái tim vẫn được xem như trung tâm, nơi khởi phát của bao nhiêu khát vọng, mơ ước, lý tưởng, tình yêu, niềm tin; liệu một người phải (được) sống bằng trái tim của người khác thì điều gì sẽ xảy ra?

Phóng viên đã tìm gặp và phỏng vấn nhiều người “mang trái tim thứ hai”, “sống kiếp sống thứ hai”, điều hết sức bất ngờ là sau khi tỉnh dậy từ ca “đại phẫu”, họ đều gặp những giấc mơ, những tâm tư, trằn trọc không dễ gì lý giải nổi. Nguyên tắc tối thượng, vừa là y đức, vừa là luật pháp trong các ca ghép tim kể trên, là không ai được tiết lộ về danh tính, thân phận của người chết não đã hiến tim cho người bệnh khác. Thế nhưng khi nhà báo, bác sĩ, hoặc chính bệnh nhân “có quả tim mới” cùng thân nhân họ đi tìm hiểu “ngoài lề”, thì hóa ra bối cảnh giấc mơ, khát vọng của người sau khi nhận tim luôn trùng khít với bối cảnh mà người “cho tim” từng sống.

Có ông già nhận tim của cậu bé chết trẻ, ông ta mơ chuyện tán gái, yêu đương, giận hờn ghen tuông; có anh nhà giàu ngoại ngũ tuần lên ông nội ông ngoại, rồi nhận tim của một lao động tự do nghèo bị ngã giàn giáo chết, đêm nào ông ta cũng mơ về một mái nhà tranh với hai đứa con bé xíu…

Trong cơn mưa, đường nhão nhoét, lối vào xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định gập ghềnh, hang hốc ổ trâu ổ voi khiến những cái xe ôtô gầm thấp liên tục bị sa lầy. Anh Bùi Văn Nam bước sang tuổi 50, người vẫn gầy gò, nói năng nhỏ nhẹ, ăn uống nhỏ nhẻ thận trọng sau gần 2 năm được thay quả tim mới. Anh bảo: Tôi sống được làm người là điều mà tôi, gia đình và làng xóm không ai tin nổi. Hôm ở Viện 103, sau ca phẫu thuật cực kỳ nguy hiểm, anh mở mắt ra thì thấy Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Y tế đều đến chúc mừng. Xúc động quá.


Anh về làng thì cả làng kéo đến, họ bảo may ra thì hồn ma “thằng Nam” hiện về, chứ trên đời này làm gì có ai thay được quả tim mới cho người thập tử nhất sinh như thế? Vợ anh Nam giờ lên Hà Nội làm giúp việc, mỗi tháng được hơn 2 triệu đồng, số tiền đó đúng bằng số tiền thuốc thang “chống đào thải” cho quả tim “người lạ” trong lồng ngực chồng mình. “Đàn ông năm bảy lá gan, trái tim lơ là một tí đã sinh ra tơ tưởng, ngoại tình, huống hồ anh Nam thay cả quả tim mới 100% vào lồng ngực mình…” - một người hàng xóm nói vui.

Vốn là dân bưởng vàng, tay còn xăm trổ, từng “chơi” cả thuốc phiện ở trên Thái Nguyên, nhưng giờ đây, anh Nam kiêng cữ ghê lắm, tuyệt đối không ăn quán xá bẩn thỉu, không rượu bia, không cả ưu tư lo lắng. Vậy nhưng, trước câu nói đùa đúng “tim đen” kia, anh Nam bất ngờ quay ra hỏi nhà báo về cái lạ lùng của lòng dạ “sinh ra trai gái” trong cơ thể mình.

 “Từ khi nhận được quả tim mới của ân nhân cứu mạng, rất lạ, là tôi hay mơ ngủ. Tôi mơ về những trò yêu đương, tán cô này, cô này không thích tôi, cô ấy mắng mỏ chửi bới tôi không ra gì, tôi ngậm ngùi bỏ cuộc tán cô khác. Cô khác đi lấy chồng, thì bỗng dưng cô tôi tán lần trước quay lại mê tôi. Rồi trai gái yêu đương, giận hờn, ghen tuông. Đêm nào cũng mơ, mơ không làm sao… cưỡng lại được. Nói thật là cơ thể tôi không thèm muốn chuyện giường chiếu, vì sức khỏe yếu. Các bác sĩ cũng bảo kiêng, nên tôi để vợ tôi đi làm giúp việc tít trên Hà Nội. Tôi thấy trò yêu đương, nghịch ngợm thậm chí “linh tinh” đó không hay ho gì, ở tuổi tôi, sức khỏe tồi tệ như tôi, nhưng đúng là cứ nhắm mắt lại là tôi… mơ chuyện đó.

Mơ nhiều quá, tôi bèn cố nhớ lại từng chi tiết trong giấc mơ để so sánh xem liệu đời mình có từng trải qua không gian sống trong giấc mộng hằng đêm kia không. Tôi nhớ, trước khi lấy vợ tôi bây giờ, tôi có yêu một người trong xã Trực Thắng này, giờ cô ấy vẫn đang sống ở cùng tổ dân cư với tôi đây. Nhưng tuyệt đối, gương mặt, không gian, diễn tiến tình yêu nó không giống tí nào với mối tình ấu thơ kia.

Nó là tình yêu của người khác đã xâm nhập vào giấc mơ của tôi? Hễ ngồi một mình là tôi lại chìm trong không gian, xúc cảm của người nào đó rất lạ. Nói thì bảo mê tín, chứ liên tục tôi thấy ai đó dúi ngón chân bên phải của tôi để nó “đá” vào gót chân bên trái của tôi...

Có ai nhắc nhở, báo mộng gì chăng? Tôi không tin chuyện mê tín, nhưng đó là chuyện thật diễn ra trong suy nghĩ, trong cơ thể tôi. Tôi đem chuyện kể với bác sĩ, họ bảo: Đó là ký ức tế bào, suy nghĩ, tình cảm, ký ức của người đã chết vẫn lưu giữ trong trái tim chưa bao giờ ngừng đập của họ. Và thời gian đầu, tôi sống trong “không gian” của người đó, giấc mơ sẽ mờ dần, rồi tôi sẽ lại yêu vợ tôi như trước khi thay tim thôi” – anh kể.

Đợi mãi không thấy mình bớt được cảnh trai gái, nghịch ngợm “không hay ho gì”, anh Nam quyết định nhờ người thân đi tìm tung tích của người đã chết não để rồi trái tim họ đã được “khuyến” (chữ dùng của anh Nam) cho người suy tim đến độ phải ném bỏ trái tim cũ… Chỉ biết anh ta ngoài 20 tuổi, tên là N.V.T, bị tai nạn giao thông chết ở đường cao tốc Pháp Vân (Hà Nội), khi lái xe máy chở hàng lậu chạy trốn lực lượng chức năng.

Anh Nam bảo, anh nhờ người rà soát hết các vụ tai nạn chết người ở thời điểm 2010 trong khu vực đó, nhưng không tìm được manh mối gì nhiều hơn. Anh bèn dọn một khu vực trang trọng nhất trong nhà mình để lập một cái bàn thờ, có nhang khói hoa đăng, đủ sóc vọng cúng bái để tri ân người đã cho mình “một kiếp sống khác”.

“Thấm thoắt thế mà đã sắp đến kỳ bốc mộ cho cậu ấy rồi, còn trái tim cậu ấy vẫn đập suốt hơn hai chục năm qua, giờ nó đập trong lồng ngực tôi đây. Tôi cứ nghĩ việc tôi được sống cũng chính là một giấc mơ rồi…” - anh Nam áp bàn tay gầy guộc có nhiều vết xăm trổ vào ngực mình rồi nghẹn ngào nói.

“Sinh lý” cứ mạnh quá thế này, liệu em có lấy được vợ không nhỉ?

Ông Nhiệm vác bao gạo đi băng băng.
Ông Dương Văn Nhiệm ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cũng mới được các bác sĩ BV Việt - Đức tiến hành thay tim vào năm 2012. Khi chúng tôi tìm đến nhà, ông Nhiệm đang khệ nệ vác những bao gạo lớn chất lên khu vực kho bãi khổng lồ. Vợ chồng ông buôn gạo có tiếng trong khu vực. Không ai tin ông là một người vừa từ cõi chết trở về.

Ông Nhiệm thủng thẳng liếc nhìn vợ: Bà xã tôi trông thế này tôi còn bế ngon nữa là mấy cái… bao gạo. Mỗi ngày ông Nhiệm đi bộ 4 cây số để rèn luyện sức khỏe. Các bác sĩ đang kêu trời vì ông ăn uống nhiều quá, to béo quá, không tốt cho một bệnh nhân mới ghép tim.

“Bác sĩ bảo tôi phải cẩn trọng, đừng có vác bao gạo chạy băng băng thế. Rằng tôi bây giờ phải sống tốt, không phải sống vì một mình tôi đâu. Và tôi hiểu, tôi còn sống vì vị ân nhân đã cho tôi một lần sinh ra thứ hai kia nữa, người đã hiến trái tim cho tôi!” - ông Nhiệm ngậm ngùi.

Ông Nhiệm và vợ kể chuyện giấc mơ.
“Tôi đêm nào cũng mơ, mơ liên tục về một mái ấm nào đó. Vợ tôi biết chuyện bảo, anh bây giờ không phải của một mình em nữa rồi. Biết là vợ trách, tôi cũng không muốn mơ như vậy đâu, nhưng hễ cứ nhắm mắt là những hình ảnh kia lại hiện về. Ngôi nhà tranh giản dị, thấp lè tè, “đó có một người phụ nữ gương mặt hiền hậu, cô ấy trẻ và gầy hơn vợ tôi nhiều. Không bao giờ tôi bước được vào ngôi nhà đó, cứ đứng ở ngoài và nhìn thôi. Tôi cũng không bao giờ nói chuyện được với họ. Chỉ biết, trong nhà có hai đứa con nhỏ, đứa khoảng 12 tuổi, đứa 5 tuổi, chúng rất ngoan, kháu”.

“Ông có biết vì sao mình lại liên tục có giấc mơ lạ lùng lặp lại như thế không?” - tôi hỏi.

Ông Nhiệm nói ngay, như đã ngẫm nghĩ từ lâu lắm: “Đó là vợ, các con của người đã cho tôi trái tim, anh ta là lao động nghèo, đã chết khi đi làm thợ xây dựng tự do, bị ngã giàn giáo. Nhà báo ạ, mới đêm qua thôi, tôi lại mơ đến ngôi nhà ấy. Lần này tôi đứng ở gần, nhìn thấy một đứa mặt rất gian, nó vạch mái tranh ngôi nhà kia ra, chắc là thấy nhà người ta mẹ góa con côi, định vào ăn trộm. Tôi kêu ầm lên, ú ớ tỉnh dậy, thì ra tôi đang ôm vợ tôi” (bà vợ ông Nhiệm ngồi cạnh xác nhận).

Vừa xúc động, vừa bật cười khi chúng tôi đến BV Việt - Đức gặp chàng trai 25 tuổi Lê Quốc Việt (quê xã Diễn Lộc, Diễn Châu, Nghệ An) - người vừa mới trải qua ca ghép tim tháng 5/2012. Cậu bé đã vượt qua rất nhiều “ứng cử viên” bệnh tình thê thảm chờ “nhận tim” khác, để được sống làm người. Bởi người cần ghép tim cực đông, còn người chết não hiến tạng (nhất là hiến tim) thì cực hiếm.

Việt trở về với trái tim người khác, lúc nào cũng thấy tim mình đập mạnh hơn, cơ thể nóng ấm hơn, đặc biệt là nhu cầu “chăn gối” tăng cao bất thường. Cậu luôn nghĩ đến người đã cho mình trái tim, cậu ta có vợ và có con rồi, chắc là sinh hoạt tình dục thường xuyên nên quả tim nó vẫn… nhớ thói quen ấy (?).

Còn Việt thì vẫn trai tơ: “Trước đây, chưa bao giờ gặp phụ nữ em lại “rộn ràng” như bây giờ. Lúc ngủ “cũng không được yên”. Nó mạnh lắm, khó kiểm soát lắm. Em còn lo, cứ mạnh quá thế này thì sau này có lấy được vợ nữa không đây?”. Ước mơ lớn nhất của Việt là tìm được gia đình người đã chết rồi cho Việt trái tim hiện đang đập thình thịch trong lồng ngực Việt, để rồi cậu sẽ làm người “cha nuôi”, nguyện chăm sóc các con anh ấy suốt đời…


Theo Lao Động

Chính thức ra mắt Hiệp hội xăng dầu

Sáng 13/3, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) chính thức ra mắt. Ông Phan Thế Ruệ được bầu là Chủ tịch Hiệp hội.


Theo Điều lệ của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, nhiệm vụ của VINPA là làm đầu mối liên hệ cho hội viên trong việc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các hội viên để tham gia kiến nghị với các cơ quan nhà nước về chủ trương chính sách liên quan đến lĩnh vực xăng dầu; tổ chức tuyên truyền về chủ trương điều hành giá cả xăng dầu của Chính phủ, bộ, ngành để tạo đồng thuận trong xã hội và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Hội viên của Hiệp hội bao gồm các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hoặc liên quan đến ngành xăng dầu của Việt Nam; các nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm, công Nam tán thành Điều lệ Hiệp hội và tự nguyện làm đơn xin gia nhập hội.

Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội cho biết: Nhiệm vụ của tổ chức này là tích cực tham gia vào hoạch định cơ chế chính sách trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là chính sách thực hiện lộ trình kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trước hết là những chi phí kinh doanh hợp lý đối với các đầu mối nhập khẩu, hoa hồng với các đại lý bán lẻ. Đồng thời, tham gia với các bộ ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, thiết lập hệ thống kho bãi, cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn cả nước.

Bên cạnh đó, VINPA sẽ tham gia với các cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo chất lượng xăng dầu theo tiêu chuẩn quốc gia, chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và kinh doanh xăng dầu tái xuất; tiếp cận phân tích các ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của các hội viên với các cơ quan chức năng có thẩm quyền, làm cơ sở cho việc soạn thảo các quyết định...

Thừa nhận việc thành lập Hiệp hội Xăng dầu trong điều kiện hiện nay là hơi muộn so với yêu cầu, tuy nhiên ông Ruệ cho biết vẫn chưa phải là quá muộn. Bởi, sắp tới Việt Nam phải tập trung vào sửa đổi một số cơ chế chính sách, đặc biệt là Nghị định 84 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Năm 2001, ông Phan Thế Ruệ được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Thương mại. Ông đã có thời gian dài chỉ đạo công tác lưu thông và phân phối hàng hóa. Từ năm 2007, ông sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam.

Nguồn tin mới

Bất lực trước tình trạng lãng phí nhà xưởng, kho bãi

P HCM hiện có gần 6.500 cơ sở nhà xưởng, kho bãi thuộc sở hữu Nhà nước với tổng diện tích hơn 145 triệu m2. Trong đó, trên 34% diện tích đang bị chiếm dụng, thay đổi công năng, cho thuê lại với giá rẻ... gây thất thoát lớn cho ngân sách thành phố. 

Kho bãi 300/12 Ông Ích Khiêm, quận 11 hiện trở thành hẻm 300. Ảnh: NLĐ.
Công ty Kho bãi TP HCM được giao quản lý 118 kho bãi. Nhưng trên thực tế, hiện công ty chỉ quản lý 97 kho bãi với diện tích hơn 188.000 m2. Còn lại 21 kho bãi khác, khoảng 60.000 m2, đang bị các đơn vị thuê lại chiếm dụng, sử dụng sai mục đích hoặc bỏ trống.

Đơn cử như Công ty dịch vụ ăn uống quận Bình Thạnh ký hợp đồng thuê kho 552 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, tổng diện tích gần 2.000 m2. Sau một thời gian không tái ký hợp đồng và ngưng hợp đồng thuê với Công ty Kho bãi, đơn vị này đã tự ý giao lại cho Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà quận Bình Thạnh phân lô xây dựng nhà có kết cấu bê tông kiên cố và chuyển quyền sở hữu cho người khác sử dụng.

264 m2 diện tích kho 26AB Hùng Vương, quận 11, được Công ty vật tư tổng hợp TP HCM ký hợp đồng thuê với Công ty Kho bãi, nhưng đã bố trí thành 2 căn hộ cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở. Trong đó, 1 căn hộ số 398 Hùng Vương đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND TP HCM cấp cho ông Nguyễn Chí Tâm và bà Nguyễn Thị Nguyên Thủy. Căn còn lại số 400 Hùng Vương và phần lửng phía sau nhà hiện không có giấy tờ hợp pháp.

Tương tự, kho 33 Nguyễn Hữu Thoại, quận Bình Thạnh, có diện tích hơn 1.000 m2 đã được Công ty Kho bãi chuyển công năng sử dụng để xây dựng 6 căn nhà 1 trệt 1 lầu. Vụ việc này đến nay vẫn chưa được thanh tra thành phố xử lý xong.  

Kho bãi 371 Nơ Trang Long đang bị bỏ hoang. Ảnh: NLĐ.
Lãng phí do năng lực quản lý kém 
Trong buổi giám sát tình hình sử dụng nhà xưởng, kho bãi sở hữu nhà nước tổ chức sáng 28/9, báo cáo của Ban kinh tế ngân sách Hội đồng nhân dân TP HCM cho thấy, do quản lý yếu kém, trách nhiệm không rõ ràng nên nguồn tài sản Nhà nước lớn này đang bị sử dụng lãng phí, sai mục đích, bị chiếm dụng bất hợp pháp. "Nếu xử lý triệt để và sử dụng nguồn tài sản công này đúng mục đích thì sẽ mang lại khoản thu ngân sách rất lớn", Phó Ban kinh tế ngân sách thành phố Huỳnh Công Hùng nhận định.

Nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân đặt vấn đề giá cho thuê kho bãi quá rẻ, đã tiếp tay cho các hiện tượng tiêu cực, móc ngoặc để hưởng lợi khi cho thuê lại đất, kho. Theo Ban kinh tế ngân sách thành phố, giá cho thuê kho hiện nay bình quân 20.000-30.000 đồng/tháng/m2; thuê bãi 3.600-4.000 đồng/m2/tháng, chênh lệch hàng trăm, nghìn lần so với giá cho thuê thực tế của thị trường. Chính vì vậy các đơn vị thuê kho bãi đã tìm cách cho thuê lại với giá cao gấp nhiều lần để hưởng chênh lệch. Thậm chí có đơn vị thuê kho bãi nhưng không chịu trả tiền như 16.000 m2 nhà xưởng tại 35 Hồ Học Lãm, khu phố 1, thị trấn An Lạc. 

Ban chỉ đạo 80 đã tổ chức cho các đơn vị kê khai, báo cáo và đưa ra phương án xử lý nhà đất sở hữu Nhà nước trên địa bàn TP HCM từ năm 2001. Nhưng đến nay mới có 1.648 (88%) đơn vị đang trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất "công" nộp báo cáo, trong khi theo Nghị quyết thường trực HĐND, đến cuối năm nay thành phố phải kết thúc kiểm tra xử lý nhà đất sở hữu Nhà nước.  

Bức xúc trước tình trạng coi thường kỷ cương phép nước trong quản lý sử dụng nhà đất sở hữu Nhà nước, Đại biểu Đặng Văn Khoa cho biết, có nhiều đơn vị còn kéo dài thời gian sử dụng bằng cách thay đổi liên tục phương án xử lý, từ xây dựng chung cư chuyển sang trung tâm thương mại, rồi sửa đổi thành trường học... như một thủ thuật để tránh nguy cơ bị thành phố thu hồi nhà xưởng, kho bãi. "Thành phố cần mạnh tay xử lý, nếu cần sẽ phải truy cứu trách nhiệm của người làm sai", ông đề xuất.  

Đến nay, Thường trực Ban chỉ đạo 80 cũng đã trình UBND TP HCM thu hồi 34 mặt bằng bỏ trống, cho thuê, sử dụng không đúng công năng. 6 tháng đầu năm, Ban chỉ đạo 80 đưa ra bán đấu giá 18 nhà xưởng thuộc sở hữu Nhà nước bị thu hồi, tổng giá trị thu được hơn 573 tỷ đồng.


Phan Anh

Sunday, June 2, 2013

'Trà ướp xác' tung hoành thị trường

Bã trà thải từ các nhà máy sản xuất nước giải khát ở Bình Dương được một sơ sở tái chế mua về, sấy khô thành trà rồi tung ngược trở lại thị trường dùng làm trà tẩm liệm, có khi còn tẩm hương liệu rồi bán cho người uống.


Rùng mình với bãi phế thải trà
Bãi đất trống rộng bên hông nghĩa trang trong khu phố Bình Đức thuộc UBND phường Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương được ông Hoàng (A Tỷ) làm bãi tập kết phơi bã trà phế thải trước khi đưa vào hệ thống lò sấy trà theo công nghệ đốt nóng bằng củi than. Mới đi từ ngoài vào bãi phơi bã trà, chúng tôi giật mình bởi mùi hôi thối như phân trâu xốc lên mũi. Giữa trưa hừng hực nắng, gần 20 công nhân lực lưỡng đang dùng cào phơi rơm, cuốc để banh từng bao bã trà ra phơi nắng. Bã trà để ẩm ướt lâu nên bốc mùi khó ngửi.
Quan sát bã trà đang phơi, chúng tôi thấy có cả nấm mốc trắng hếu mọc đầy cọng bã trà phế thải. Một công nhân mình đầy mồ hôi nhễ nhại, ngồi bệt trên bã trà đang phơi, tay cầm cái nón quạt phành phạch. Thấy chúng tôi lân la hỏi chuyện phơi bã trà để làm gì, anh công nhân cho biết: “phơi bã trà cho khô rồi đem vào lò sấy, sau đó bán lại”. Công nhân tên T. cho biết, bã trà này được mua từ nhà máy sản xuất nước trà C2, Dr.Thanh… đem về đây sấy khô rồi bán cho các cơ sở mai táng làm trà tẩm liệm. Trà phế thải sau khi sấy mà còn tốt thì đem đi tẩm hương liệu trà, ướp lài rồi bán cho người ta uống, giá mỗi kg trà 10.000 đồng.
trà, Bình Dương, bãi thác, ướp xác, bã trà, công nhân
Lò sấy trà không phép của A Tỷ (phường Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương
Tại bãi phơi bã trà này, nhiều công nhân cho hay mỗi ngày bình quân một người phải làm 40kg trà thành phẩm (bã trà phơi khô) mới được hưởng lương của ông chủ Hoàng. Vào bên trong khu xưởng sấy trà, chúng tôi thấy cả một kho chứa hàng chục tấn trà thành phẩm đã sấy khô, đóng bao gọn gàng chất đống.
Hơn chục lò sấy bã trà đang đốt lửa phừng phực, chúng tôi hỏi chuyện một công nhân đang lui cui lấy củi khô đút vào lò. Người công nhân này cho biết, bã trà sau khi phơi khô rồi đem vào đây sấy lại trước khi đóng bao chở đi bán. Chúng tôi hỏi bán cho ai? Anh công nhân này trả lời: “Bán cho người ta ướp xác chết, một số thì bán cho người ta uống”.
Đây là cơ sở sản xuất trà “chui”, không có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại ngay khu trung tâm văn hóa của phường Bình Hòa. Ông Hoàng – chủ cơ sở chế biến bã trà này - cho biết bã trà được mua từ mấy công ty sản xuất trà xanh C2, trà xanh Không Độ.
Chúng tôi hỏi mua giá bao nhiêu một kg? Ông Hoàng cho hay trước đây họ cho không nhưng giờ phải mua mỗi kg từ 200 – 300 đồng. Sau khi phơi sấy đóng bao chở đi bán mỗi kg 4.000 – 6.000 đồng cho người ta ướp xác chết. Trà “ướp xác” này được tung ra thị trường qua phương tiện xe tải dưới cái mác “Hội chữ thập đỏ”.
trà, Bình Dương, bãi thác, ướp xác, bã trà, công nhân 
Chúng tôi ghi nhận được, thường có một chiếc xe tải mang biển số 54V-7592, bên hông xe có ghi dòng chữ “Hội Chữ thập Đỏ”. Bã trà thành phẩm được chở về TP.HCM tập kết tại kho 245/61B Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú. Từ đây, “trà ướp xác” được tỏa đi khắp các tỉnh thành, nhiều nhất là Long An, Đồng Tháp, TP.HCM. Thỉnh thoảng, từng xe máy đến kho mua vài bao “trà ướp xác” rồi phóng nhanh ra khỏi bãi tập kết, mất hút. Vào tận kho bãi tập kết này, chúng tôi mục kích được từng bao trà kích cỡ lớn khá đẹp để sẵn. Công nhân tên M. đang cào trà vào bao cho biết trà đựng trong bao là loại tốt, chuẩn bị chở đi tẩm hương lài.
Đội lốt chất thải để làm “trà ướp xác”
Cuối năm 2011, thị trường tiêu dùng rúng động với thông tin “trà ướp xác” trộn lẫn với trà thông thường để bán cho các quán cà phê. Thời điểm đó, Hiệp hội Chè VN đã có văn bản cảnh báo về việc một số cơ sở tái chế bã trà phế thải của Công ty TNHH Tân Hiệp Phát (tỉnh Bình Dương) lén lút trộn với trà thường tung ra thị trường.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các cơ quan chức năng chấn chỉnh. Lần này, trước thông tin các công nhân ở cơ sở tái chế bã trà của ông chủ Hoàng cho hay bã trà mua của nhà máy chế biến nước giải khát C2, Dr.Thanh, đại diện Công ty TNHH Tân Hiệp Phát, ông Phạm Lê Tấn Phong, khẳng định bã trà phế thải của công ty chỉ dùng để làm phân bón, trồng nấm và bón cho các vườn cây cao su và hoàn toàn không sử dụng vào mục đích khác. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị cung cấp thông tin xử lý phế thải bã trà thì ông Phong cho rằng đó là bí mật kinh doanh, không cung cấp, còn một số bã trà thì có thể anh em ở dưới bán (!?).
trà, Bình Dương, bãi thác, ướp xác, bã trà, công nhân 
Công ty TNHH URC Việt Nam là đơn vị sản xuất nước giải khát C2. Hàng tháng, URC thải ra khoảng 50 tấn bã trà phế thải và bán bã trà này cho Công ty TNHH giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Rồng Vàng (Bình Dương), đơn vị thu gom xử lý rác thải.
Ông Crispin J.Francisco – giám đốc tài chính Công ty TNHH URC Việt Nam – lo lắng hiện tượng tái chế bã trà sẽ nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và có nguy cơ khả năng nó sẽ quay trở lại thành nguyên liệu sản xuất cho nhà máy đồng thời dùng làm nước giải khát C2 giả.
Theo quy định, bã trà là chất thải rắn thông thường thuộc nhóm chất thải cần phải xử lý, chôn lấp. Tuy nhiên, sau khi mua bã trà của URC, Công ty Rồng Vàng thay vì xử lý chất thải đã bán lại cho cơ sở chế biến “trà ướp xác” của ông Hoàng. Điều này, theo phía Công ty URC là không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, phía URC cho biết sẽ ngưng hợp đồng với Công ty Rồng Vàng nếu phát hiện sai trái.
Một chuyên gia về môi trường cho hay, bã trà xanh phế thải theo quy định phải được tiêu hủy hoặc dùng làm phân bón. Nếu dùng tái chế thì đơn vị tái chế phải được cấp phép và chịu sự giám sát của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, “trà ướp xác” vẫn ngang nhiên tung hoành thị trường trong một thời gian dài ngay trước mắt cơ quan quản lý thị trường tỉnh Bình Dương.
Theo Dân Việt

Vilexim Cho thuê kho tại Hưng Yên

Vilexim Hưng Yên được thành lập năm 2005 theo giấy phép kinh doanh số 0100107035-004 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên.

Địa chỉ: Thôn An Lạc, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên.

Cách thủ đô Hà Nội 20m về phía Đông, trên tỉnh lộ 200 cách đường QL5 Hà Nội - Hải Phòng 1km, nằm giữa QL5A và QL5B, liền kề đường vành đai số 4 của Thủ đô Hà Nội, Vilexim Hưng Yên có nhiều lợi thế về mặt địa lý, thuận tiện về giao thông trong việc kinh doanh kho bãi cũng như đặt cơ sở sản xuất. Với tổng diện tích 4.5ha, Vilexim Hưng Yên đang đầu tư vào 3 dịch vụ chính: cho thuê kho, bãi và cho thuê nhà xưởng để đặt cơ sở sản xuất.

Kho: Hiện Vilexim Hưng Yên đã đi vào sử dụng hệ thống kho xưởng chất lượng cao, có trang thiết bị bốc xếp hiện đại (như xe nâng, cần cẩu, cân điện tử …) đáp ứng yêu cầu xếp dỡ và bảo quản hàng hóa. Chúng tôi có thể đáp ứng diện tích chứa hàng lên tới trên 3000m2 và sẽ còn được mở rộng trong thời gian tới. Hệ thống điện, kệ chứa hàng, phòng chống cháy nổ được ưu tiên chú trọng. Mức phí thuê kho hợp lý, cạnh tranh và dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tận tình, chuyên nghiệp. 

Bãi: Khu trung chuyển hàng hóa được đầu tư xây dựng đáp ứng được việc xếp dỡ và để các loại hàng hóa ngoài trời.

Cho thuê nhà xưởng đặt cơ sở sản xuất: Vilexim Hưng Yên còn cung cấp dịch vụ cho thuê nhà xưởng để các đơn vị đặt cơ sở sản xuất và hỗ trợ các dịch vụ đi kèm. 

Vilexim Hưng Yên luôn cố gắng vì mục tiêu đảm bảo an toàn cho hàng hóa và lợi ích của khách hàng. Trong thời gian 2 năm hoạt động, Vilexim Hưng Yên đã làm hài lòng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thuê kho và bốc xếp hàng hóa của công ty. Hàng hóa luôn được sắp xếp khoa học, đảm bảo chất lượng hàng hóa. Đội ngũ nhân viên tận tình có thể đáp ứng việc xuất nhập hàng theo thời gian khách hàng yêu cầu (ngay cả ngoài giờ hành chính).

Ngoài ra, Vilexim Hưng Yên còn là đơn vị được phép trực tiếp xuất nhập khẩu các loại hàng hóa phục vụ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông sản và hàng hóa tiêu dùng.

Vilexim Hưng Yên sẵn sàng hợp tác liên doanh sản xuất các mặt hàng có thế mạnh trong xuất nhập khẩu như bông, sợi len, nhựa, giấy và hóa chất…

Một số hình ảnh Vilexim Hưng Yên
Chi nhánh Vilexim tại Hưng YênKho chứa hàng hạt nhựa và giấy cuộn
Kho trung chuyển hàng hóaKhu xưởng dệt len


Quý khách có nhu cầu thuê kho bãi hoặc thiết lập quan hệ kinh doanh, xin vui lòng liên hệ với Công ty chúng tôi : 

CHI NHÁNH CÔNG TY CP XNK & HTĐT VILEXIM TẠI HƯNG YÊN
Địa chỉ : Thôn An Lạc, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại : 0321 3997578            Fax: 0321 3997578
Email: vlxhungyen@vilexim.com.vn 
Chúng tôi rất vui lòng được hợp tác !